Để hiểu rõ giá trị của EHR, cần so sánh với khái niệm tương tự. EMR (Bệnh án điện tử), EHR (Hồ sơ sức khoẻ điện tử) và PHR (Hồ sơ sức khoẻ cá nhân) đôi khi được hiểu và dùng lẫn lộn nhau, nhưng thực tế chúng có ý nghĩa và nội dung khác nhau, đồng thời cũng có những giá trị khác nhau đối với người dùng.
EHR (Electronic Health Records)
EHR còn được gọi là hồ sơ sức khỏe điện tử là một phiên bản điện tử của hồ sơ sức khỏe giấy có thể được truy cập bất cứ lúc nào, bất kể nơi đâu một cách bảo mật và an toàn dữ liệu. Đây là một dạng hồ sơ lấy bệnh nhân làm trọng tâm và được cập nhật theo thời gian thật để cung cấp một bảng tiền sử sức khỏe đầy đủ (bao gồm cả các kết quả xét nghiệm, toa thuốc và hình ảnh y khoa) và dễ dàng tiếp cận. Một trong những ưu việt của EHR chính là khả năng chia sẻ thông tin sức khỏe một cách nhanh chóng giữa các trung tâm chăm sóc sức khỏe khác nhau và điều này sẽ đồng nghĩa với việc bất kể bệnh nhân khám với ai, EHR đều sẽ có thông tin của tất cả các buổi gặp mặt y khoa đó.

SuperEHR của công ty Precision Med là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có thể chứa đựng đầy đủ dữ liệu sức khỏe của khách hàng từ hình ảnh y khoa, dữ liệu gen, kết quả xét nghiệm, toa thuốc. Với mục tiêu lấy sức khỏe của khách hàng làm trọng tâm, SuperEHR của Precision Med tích hợp các thuật toán, trí tuệ nhân tạo và công nghệ phân tích gen để đánh giá các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn và mang tới cho khách hàng một kế hoạch chăm sóc sức khoẻ toàn diện và kịp thời.
Hồ sơ bệnh án điện tử (EMR: Electric Medical Record)
EMR đề cập đến hồ sơ bệnh án được sở hữu riêng bởi một cơ sở y tế cụ thể, có thể là bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa. EMR bao gồm thông tin được thu thập bởi các bác sĩ để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân của họ, được ghi lại để sử dụng nội bộ và thông tin này không thể sử dụng bên ngoài cơ sở y tế đó. EMR được thiết lập và sử dụng chủ yếu cho mục đích của cơ sở khám, chữa bệnh.
Hồ sơ sức khoẻ cá nhân (PHR: Personal Health Record)
PHR được quản lý bởi chính bệnh nhân. Điều này cho phép họ duy trì một bản ghi về dị ứng, thuốc men, điều trị, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh gia đình và nhiều hơn nữa. PHR được thiết lập bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc bản thân bệnh nhân, cho sự tham gia của bệnh nhân hoặc sử dụng cá nhân. Bệnh nhân có thể tích cực tham gia chăm sóc sức khoẻ của họ và được trao quyền nhiều hơn để đưa ra quyết định về sức khỏe của họ khi họ có tất cả các thông tin quan trọng có sẵn. Giống như EHR, bệnh nhân cũng có thể chọn chia sẻ thông tin này với bác sĩ của họ khi cần. Thông tin trong PHR thường bao gồm sự kết hợp thông tin lâm sàng từ các lần khám bác sĩ, kết quả sức khoẻ và kết quả xét nghiệm và dữ liệu mà họ có thể tự theo dõi từ thiết bị theo dõi tại nhà hoặc các thiết bị y tế đeo trên người.
Do PHR được thiết lập và quản lý bởi chính bệnh nhân nên nội dung của các thông tin lâm sàng trong PHR thường không đầy đủ khi so sánh với EHR và EMR. Chẳng hạn PHR thường không chứa đựng các thông tin về hình ảnh y khoa, thông tin chi tiết về các cuộc gặp y khoa, do đó PHR thường có ít giá trị hơn đối với bác sĩ so với EHR và EMR khi thăm khám cho bệnh nhân.
Giá trị của EHR đối với người bệnh – Trường hợp Singapore
Bộ Y tế Singapore đã chia sẽ những lợi ích có được khi triển khai EHR: cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thẩm quyền (bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ) có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc an toàn hơn, hiệu quả hơn và cá nhân hóa hơn cho người bệnh. Các bác sĩ lâm sàng được ủy quyền có thể truy cập vào lịch sử chăm sóc của người bệnh từ EHR bất cứ lúc nào giúp họ đưa ra các chẩn đoán và quyết định điều trị tốt hơn, giúp cải thiện kết quả sức khỏe của người bệnh. Việc chia sẻ các thông tin quan trọng như dị ứng thuốc hoặc lịch sử du lịch thông qua các cảnh báo quan trọng trong EHR có thể có khả năng cứu sống và giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân. Trong trường hợp khẩn cấp, thông tin truy cập từ EHR có thể cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Tính sẵn có của thông tin trong EHR cũng có thể giúp bệnh nhân giảm các xét nghiệm trùng lắp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Để trao quyền cho người dân chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình, người dân cũng có thể truy cập một phần hồ sơ sức khỏe của họ được ghi lại trong EHR thông qua ứng dụng HealthHub. Giá trị của EHR đối với người bệnh được tóm tắt trong 4 chữ C-A-R-E:



